Mô tả
SƠN KẺ ĐƯỜNG NHIỆT DẺO PHẢN QUANG được dùng để kẻ lên đường và dải phân cách trong hệ thống đường giao thông. Có độ sáng và độ phản quang tốt. Sơn có thể được thi công kèm theo hạt phản quang để nhận thấy rõ vào ban đêm lúc trời mưa tăng tầm nhìn cho lái xe.
Màu sắc | : Vàng |
Thời gian khô | : ≤ 2 phút |
Độ phát sáng | : ≥ 75% |
Độ bền nhiệt | : ≥ 70% |
Nhiệt độ hóa mềm | : ≥ 850C |
Độ mài mòn | : ≤ 0.4gam |
Độ kháng chảy | : ≤ 10% |
Khối lượng riêng | : 2±0.1 g/ml |
Độ bám dính | : ≥ 1.24 mPa |
Hàm lượng hạt thủy tinh | : ≥ 20% |
Hàm lượng chất tạo màng | : ≥ 18% |
Hàm lượng titandioxit | : ≥ 6% |
Hàm lượng cacbonat canxi và chất độn trơ | : ≤ 40% |
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Làm bề mặt, loại bỏ bụi, dầu mỡ và các chất bẩn khác bằng khí nén, chổi máy hoặc chổi quét thủ công.
- Làm sạch các lớp sơn đã sơn trước đây bám dính yếu có khả năng bong tróc bằng dụng cụ đục mài và máy chuyên dụng.
* Bề mặt phải khô :
- Không được thi công sơn kẻ đường nhiệt dẻo khi hơi ẩm vẫn còn trên bề mặt. Hơi ẩm là yếu tố có hại đối với sự bám dính của sơn với mặt đường.
- Thời gian chờ sau khi ngừng mưa là 24 giờ đối với bề mặt bê tông và sau 12 giờ đối với bề mặt nhựa đường.
- Nên kiểm tra hàm ẩm đường bằng máy chuyên dụng.
* Nhiệt độ môi trường:
Sơn kẻ đường nhiệt dẻo không nên thi công nếu nhiệt độ không khí dưới 12.80C và nhiệt độ bề mặt dưới 100C. Việc thi công sơn kẻ đường nhiệt dẻo cũng không nên diễn ra nếu có gió lạnh dưới 7.20C. Nếu nhiệt độ không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến độ bám dính.
Bước 2: Thi công sơn vạch kẻ đường phản quang:
Nấu sơn
- Để tránh biến màu và phồng rộp do nhiệt độ thi công vượt quá quy định, nên từ từ cho một bao sơn vào nồi nấu, cho máy khuấy hoạt động (vừa khuấy vừa nấu, để tránh quá nhiệt cục bộ) cho đến khi nhiệt độ trong nồi khoảng 1000C thì cho dần các bao sơn khác vào đến đầy nồi thì dừng lại chờ cho sơn đạt nhiệt độ thi công (1800C – 2200C) tùy theo nhiệt độ môi trường khi thi công. Trong khi làm sơn nóng chảy cần kiểm soát nhiệt độ bằng một nhiệt kế với độ chính xác + 50C, để tránh cho sơn bị quá nhiệt độ cho phép. Khi đã nóng chảy, sơn gốc hydrocacbon chỉ sử dụng được trong vòng 6 giờ. Vì vậy trong khoảng thời gian đó không được đốt nóng vượt quá nhiệt độ quy định của nhà sản xuất. Sau thời gian đó sơn đã đun nóng phải được loại bỏ.
- Tuỳ theo mặt đường, nếu buổi sáng nhiệt độ mặt đường từ 300C – 400C thì nấu sơn từ 1900C – 2200C, buổi trưa nhiệt độ mặt đường vào mùa hè từ 600C – 700C thì nấu sơn từ 1800C – 2000C.
- Giảm lửa chuẩn bị rót sang xe thi công.
* Thi công
-
- Nhiệt độ trong nồi nấu phải là từ 1900C – 2200C thì rót sơn vào xe thi công. Sơn rót xuống xe nhiệt độ còn lại 1800C – 2000C. Xe sơn vẫn phải đốt nóng để duy trì nhiệt độ ổn định. Sau đó, cho sơn chảy xuống đế sơn và rải xuống đường ở nhiệt độ 1800C – 1900C đảm bảo cho sơn bám chặt trên bề mặt asphalt.
- Bề mặt vạch sơn trên mặt đường không được phồng rộp, bong tróc, vón cục hay bị các khuyết tật khác.
Tạo độ phản quang bề mặt
- Khi có yêu cầu thi công một lớp bi trên bề mặt vạch trải, loại bi sử dụng phải đạt yêu cầu của thiết kế từng công trình
- Bi phản quang sẽ được rắc bằng máy với tốc độ thích hợp hoặc rơi tự do (tuỳ theo thiết kế của xe thi công) với lượng 350 + 50g/m2 ngay sau khi sơn được trải trên bề mặt đường và bám chặt trên bề mặt của vạch
- Bề mặt phải xử lý theo tiêu chuẩn trước khi sơn.
- Sơn theo đúng sơ đồ sơn kẻ đường- Sơn Hoàng Gia
- Sơn được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh xa nguồn lửa.
- Đậy kín bao bì sau khi sử dụng
- Để xa tầm tay trẻ em
- Thời gian bảo quản : 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
4